Quản trị chi phí là một phần của chiến lược tăng trưởng kinh doanh không những giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường.

Chi phí là một trong những hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý chi phí, thì các nhà quản lý không thể nào nắm được tình hình thực tế của những dự án đầu tư và các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của công ty. Quản trị tài chính nói chung và quản trị chi phí nói riêng là một trong những lỗ hỏng của các nhà quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy, các nhà quản lý dễ bị rơi vào hoàn cảnh đưa ra các quyết định không sai lầm và không phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Wed taichinhnganhang.edu.vn xin giới thiệu 4 nguyên tắc cơ bản sẽ giúp CEO quản trị chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp mình.
- Sử dụng những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để gắn kết các hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững.
Hoạt động quản lý chi phí cần gắn kết với chiến lược kinh doanh đó là nền tảng cho sự tăng trưởng. Các công ty sẽ chỉ đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như mong muốn bằng việc cắt giảm những chi phí không đáng có nhưng đồng thời vẫn gia tăng doanh số bán hàng, qua đó tạo ra mối liên kết giữa hai nhiệm vụ quan trọng này. Sự gắn kết này là rất cần thiết.
Nếu chi phí quá cao công ty sẽ giới hạn các khoản tiền đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng kinh doanh. Ngược lại, nếu công ty quá chú trọng đến việc cắt giảm chi phí mà thiếu sự đầu tư cho tăng trưởng dài hạn, sự đình trệ trong hoạt động kinh doanh sẽ xuất hiện, tăng trưởng chậm chạp ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
- Chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể.
Doanh nghiệp cần đặt ra những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm những chi phí khác nhau nhằm phục vụ tăng trưởng. Bên cạnh đó cũng cần xác định rõ bao nhiêu phần trăm trong số lợi nhuận thu được từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có được từ những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác.

- Nhà quản trị cần phân biệt giữa chi phí tốt và chi phí xấu
Một trong những phần quan trọng nhất của quản trị chi phí nằm ở việc đặt ra các mục tiêu cắt giảm chi phí và tăng trưởng. Chính là thách thức làm thế nào để cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của công ty.
Các nhà quản trị phải tự đặt ra câu hỏi: yếu tố nào trong các mức chi phí là cần thiết để giữ vị thế cạnh tranh hiện tại? Yếu tố nào là không cần thiết? Những chi phí này cắt giảm được không?
- Nhà quản trị cần xây dựng những điều kiện phù hợp cho việc quản lý chi phí hiện tại
– Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận kinh doanh.
– Ban quản lý cần kết hợp để giới thiệu các phương pháp mới để giám sát hoạt động của các chi phí cùng những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ.
– Doanh nghiệp lên danh sách “các chi phí quan trọng nhất” dưới sự quản lý trực tiếp của ban quản trị cấp cao. Gồm cả các chi phí cho hoạt động chức năng cốt lõi nhất.
Tuy nhiên, để quản trị chi phí hiệu quả, nhà quản trị cần tham gia các khóa đào tạo kỹ năng Quản trị chi phí dành cho CEO. Hiểu được tầm quan trọng của quản trị chi phí hiệu quả, hệ thống Smartrain.vn mang đến khóa học “Quản trị chi phí cho CEO” nhằm mang lại cho học viên những công cụ và phương pháp kiểm soát chi phí mang tính ứng dụng cao để gia tăng thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

>>> Đăng kí tham gia khóa học: Quản trị chi phí cho CEO