Lập kế hoạch tài chính là công việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó liên quan đến các mục tiêu tài chính ngắn hạn, dài hạn đã xác định cũng như cách thức sử dụng nguồn tài chính để đạt được các mục tiêu này. Lập kế hoạch tài chính cũng là nhiệm vụ của bộ phận tài chính – kế toán. Làm thế nào để xây dựng một kế hoạch tài chính hoàn thiện cho doanh nghiệp? Bài viết sao đây sẽ giúp ích cho bạn.

Các bước để xây dựng kế hoạch tài chính hoàn thiện
1. Nghiên cứu tình hình
Kế hoạch tài chính là một phần của công tác quản lý tài chính. Công việc này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Nhà quản trị không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Hãy chuẩn bị và nghiên cứu mọi vấn đề của thị trường để không bị bỡ ngỡ trước những biến đổi và đưa ra quyết định sáng suốt.
2. Xác định nhu cầu tài chính doanh nghiệp

Cần phải xác định những nhu cầu tài chính cần thiết bằng cách trả lời những câu hỏi như: Mục tiêu đầu tư tài chính của doanh nghiệp là gì? Đầu tư bao nhiêu? Đầu tư vào loại hình nào? Mục tiêu đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? Khi đã xác định những nhu cầu tài chính cụ thể, nhà quản trị sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo như thế nào.
3. Thu thập dữ liệu tài chính cần thiết
Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính cần thiết, bước tiếp theo là cần lập ra một bảng kế hoạch tài chính để hiểu thêm về dòng tiền dự định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.
4. Phát triển kế hoạch tài chính
Việc phát triển kế hoạch tài chính bắt đầu từ việc nhà quản trị đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm: giải thích ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động.
5. Triển khai kế hoạch tài chính
Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch. Nhà quản trị có thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Rất có thể ở khâu cuối cùng của quá trình triển khai, kế hoạch tài chính sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu đó là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng tuyệt vời.

6. Giám sát kế hoạch tài chính
Trong quá trình triển khai, nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình đó. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần sử dụng tối đa khả năng của mình để thăm dò, quan sát và nắm bắt thật nhanh những thay đổi của thị trường, chủ động chuyển mình theo những thay đổi đó cho phù hợp.
>>>Xem thêm: Kỹ năng lập kế hoạch tài chính dành cho nhà quản trị