Hợp đồng kỳ hạn là gì? Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

0
10723
hop dong ky han
Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn là gì? Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn ra sao? Với chức năng của một công cụ tài chính phái sinh thì loại hợp đồng này có ưu nhược điểm thế nào?

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản cơ sở tại thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

hop dong ky han
Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Các yếu tố cấu thành hợp đồng kỳ hạn

Tài sản cơ sở: có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán, chỉ số chứng khoán.

– Thời điểm xác định trong tương lai là thời điểm thanh toán hợp đồng. Thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng.

– Giá xác định thanh toán gọi là giá kỳ hạn. Đây là mức giá áp dụng trong tương lai cho tài sản cơ sở nhưng lại được xác định ở hiện tại, thường được xác định dựa trên cơ sở giá giao ngay và lãi suất của thị trường.

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

dac diem cua hop dong ky han
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn là gì

Tại thời điểm ký hợp đồng, không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán sẽ diễn ra trong tương lai tại thời điểm đã ký kết trong hợp đồng. Đây là điểm khác biệt của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao ngay (spot contract).

Đối với hợp đồng giao ngay, hoạt động mua bán tài sản được diễn ra ngay tại thời điểm ký hợp đồng.

Vào ngày thanh toán, hai bên trong hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán bất kể giá trị trường của tài sản cơ sở tại thời điểm đó có thể sẽ tăng lên hoặc giảm xống so với mức giá kỳ hạn.

Tuy nhiên, hai bên bắt buộc phải thực hiện hợp đồng theo mức giá kỳ hạn đã ấn định.

Hợp đồng kỳ hạn là thả thuận giữa hai bên, không có sự tham gia của tổ chức trung gian. Đây là điểm khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai.

hop dong ky han va hop dong tuong lai
Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có nhiều điểm khác biệt

Giá trị nhận được và lãi lỗ từ loại hình hợp đồng này

Hợp đồng kỳ hạn bao gồm hai bên: Một bên đồng ý mua và một bên đồng ý bán tài sản với một mức giá ấn định trước tại thời điểm được xác định trong tương lai.

Giá trị nhận được của người ở vị trí mua trong hợp đồng cho một đơn vị tài sản là S(t) – K

Trong đó: – K là giá kỳ hạn được ấn định trước trong hợp đồng.

– S(t) là giá giao ngay của tài sản cơ sở trên thị trường tại thời điểm kết thúc hợp đồng.

Giá kỳ hạn được ấn định từ ngày các bên ký hợp đồng, mức giá này sẽ không thay đổi cho dù giá của tài sản cơ sở trên thị trường có thể thay đổi.

Đến thời điểm đáo hạn, người mua bắt buộc phải mua tài sản cơ sở có giá trên thị trường là S(t) với giá kỳ hạn đã ấn định trước là K.

Tương tự như vậy, giá trị nhận được của người ở vị trí bán cho một đơn vị tài sản là: K – S(t).

Nếu S(t) > K: Người mua có lãi và người bán lỗ

Nếu S(t) < K: Người mua lỗ và người bán có lãi.

Lãi lỗ từ hợp đồng kỳ hạn = giá trị nhân được – phí hợp đồng

Vì hai bên không phải trả chi phí gì trong hợp đồng nên giá trị nhận được từ hợp đồng kỳ hạn cũng chính là lãi hoặc lỗ của các bên tham gia trong hợp đồng.

Ví dụ: Vào ngày 3/2/2013, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn với công ty B mua 100 tấn gạo với kỳ hạn 3 tháng với giá kỳ hạn là 8 triệu đồng/tấn gạo. Công ty A được gọi là người mua trong và công ty B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn.

Với mức giá ấn định này sẽ không mang lại lợi thế về giá nào cho hai bên. Do đó vào ngày ký hợp đồng, giá trị của hợp đồng là bằng 0. Tuy nhiên sau đó giá gạo trên thị trường thay đổi thì giá trị hợp đồng cũng thay đổi theo.

Cùng xem bảng minh họa lãi lỗ của công ty A tại thời điểm thực hiện hợp đồng dưới đây:

Giá gạo trên thị trường S(t) 10 9 8 7 6
Lãi lỗ 2 1 0 -1 -2

 

Nếu công ty A có lãi từ hợp đồng kỳ hạn thì công ty B sẽ lỗ và ngược lại.

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn

Đối với doanh nghiệp, với tư cách là công cụ phòng chống rủi ro, hợp đồng kỳ hạn được dùng để cố định khoản thu nhập hay chi trả của doanh nghiệp theo một mức giá được ấn định trước, bất chấp sự biến động của tài sản cơ sở trên thị trường.

Hợp đồng kỳ hạn chỉ là sự thỏa thuận riêng biệt của hai bên nên quy cách của hàng hóa giao dịch không được chuẩn hóa. Do vậy mà nó thường rất linh hoạt về thời hạn thực hiện hợp đồng, quy mô hợp đồng, thời gian giao dịch…

Tuy nhiên hạn chế của loại hợp đồng này chính là tính thanh khoản khá kém. Bên bán hoặc bên mua không thể dễ dàng chuyển nhượng vị trí của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn.

Ví dụ các bên không thể bán hợp đồng khi không thấy có lợi, hoặc cũng không thể hủy bỏ hợp đồng khi không có nhu cầu đối với tài sản cơ sở hoặc khi thấy bất lợi.

Một hạn chế lớn hơn nữa của hợp đồng kỳ hạn chính là rủi ro xảy ra khi một bên tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện hợp đồng. Ví dụ nếu giá tài sản cơ sở trên thị trường giảm xuống quá mạnh và gây tổn thất quá lớn, bên mua có thể từ chối không mua theo cam kết trong hợp đồng.

Chính vì tồn tại nhiều mặt hạn chế như vậy nên công cụ tài chính hợp đồng kỳ hạn thường không được nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here