Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn quy trình xây dựng KPI cho doanh nghiệp và trong quản trị nhân sự.
KPI là gì?

KPI là chữ viết tắt của Key Performance Indicator, đây là công cụ đo lường và chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của mỗi cá nhân, toàn doanh nghiệp.
KPI giúp các nhà quản trị hay doanh nghiệp hiểu rõ một cá nhân, phòng ban hay công ty đang thực hiện công việc tốt đến đâu so với mục tiêu chiến lược đã đề ra. KPI thể hiện các chỉ như tăng trưởng bán hàng, quản lý nhân viên, lợi nhuận bán hàng,…
Tóm lại, có thể hiểu đơn giản là KPI là một công cụ hiện đại giúp các nhà quản lý triển khai chiến lược, lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và các chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực và từng cá nhân. Mỗi một cá nhân, bộ phận và lĩnh vực sẽ có một bộ chỉ số KPI khác nhau như tuyển dụng, năng suất, lương, giờ làm việc,…
Các chỉ số cơ bản thường gặp theo 4 khía cạnh của bảng điểm cân bằng
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu bảng điểm cân bằng (BSC) là gì?

Đây là một hệ thống quản lý, giúp các tổ chức xác định dõ tầm nhìn và chiến lược, chuyển chúng thành hành động. Hệ thống BSC cung cấp các thông tin phản hồi về quá trình kinh doanh nội bộ và các kết quả để cải tiến liên tục giúp cải thiện về mặt chiến lược.
BSC có 4 khía cạnh là:
- Tài chính
- Khách hàng
- Quy trình nội bộ
- Học hỏi và phát triển
=> Với mục tiêu chính là giúp các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về tình hình hoạt động của công ty, nhân tố hoạt động tăng trưởng trong tương lai.
Ưu điểm của việc sử dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản lý nhân sự
Quản lý kế hoạch, chiến lược. Xây dựng chiến lược, tổ chức triển khai và đánh giá được việc thực hiện chiến lược.
Hệ thống đo lường, đánh giá kết quả công việc của từng bộ phận, cá nhân. Hiểu rõ kết quả công việc, KPI dựa trên BSC.
4 khía cạnh cơ bản của Bảng điểm cân bằng BSC và các bộ chỉ số KPI tương ứng
- Học hỏi phát triển
Học hỏi phát triển trong BSC bao gồm duy trì sự gắn kết và nâng cao năng lực giữa các nhân viên, đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà KPI hướng tới đó là duy trì và gắn kết hiệu quả của nhân viên.
Tương ứng KPI của khía cạnh này là quản trị nhân sự.
- Nội bộ
Là hoạt động, quy trình sản xuất và nâng cao năng lực lao động. Tương ứng với bộ chỉ số KPI về sản xuất.
- Khách hàng
Cung cấp liên tục các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng. Tương ứng với bộ chỉ số KPI về kinh doanh.
- Tài chính
Tạo sự phát triển bền vững, tối đa hóa dòng tiền. Tương ứng với đó là bộ KPI về tài chính.
=> Như vậy, quy trình xây dựng KPI cần quan tâm đến một số nội dung:
- Sự cam kết của lãnh đạo
- Xây dựng nhóm KPI hiệu quả
- Xây dựng văn hóa và quy trình thực hiện
- Lên kế hoạch chiến lược
- Truyền thông KPI đến toàn thể nhân viên
Quy trình xây dựng KPI cho doanh nghiệp

Xây dựng KPI cho doanh nghiệp
Gồm các câu hỏi sau:
- Tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp bạn là gì?
- Chiến lược làm thế nào để đạt được tầm nhìn?
- Mục tiêu của tổ chức là gì?
- Cần làm gì để thực hiện các mục tiêu chiến lược?
- Các yếu tố thiết yếu để thành công?
- Cần tập trung, ưu tiên nguồn lực vào mảng nào?
- Xác định các chỉ tiêu cốt lõi
- Cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm?
- Làm thể nào để đảm bảo các yếu tố?
Để tìm hiểu kĩ hơn về Quy trình xây dựng KPI cho doanh nghiệp, bạn có thể đăng kí khóa học Quản trị Nhân sự theo KPI của hệ thống đào tạo Smartrain.vn.
=> Link khóa học: https://smartrain.vn/quan-tri-nhan-su-theo-kpi-36.html
Đặc điểm chỉ số KPI cho doanh nghiệp
- KPI phải phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp
- KPI là thước đo có thể lượng hóa được
- KPI là công cụ đánh giá và quản lý hiệu suất làm việc
- KPIs cần được định nghĩa rõ ràng
Nguyên tắc xây dựng KPI
- KPIs cần cụ thể để nhân viên biết được họ phải làm gì
- KPIs có khả năng đo lường được
- KPI công bằng phải được xây dựng phù hợp với khả năng và năng lựa thực tế của nhân viên.
- Các chỉ số KPIs phải được xây dựng trên cơ sở thực tế
- Cần có thời gian để xác định
12 bước để biến từ “Tầm nhìn” trở thành “Mục tiêu”

- Bước 1: Sự cam kết của lãnh đạo
- Bước 2: Xây dựng nhóm KPI thành công
- Bước 3: Xây dựng văn hóa quy trình
- Bước 4: Lên kế hoạch chiến lược cụ thể
- Bước 5: Truyền thông KPI đến từng bộ phận
- Bước 6: Xác định các yếu tố thành công của toàn tổ chức
- Bước 7: Rà soát lại cơ cấu dữ liệu và thước đo hiệu quả
- Bước 8: Lựa chọn các thước đo hiệu quả
- Bước 9: Lựa chọn KPI thành công
- Bước 10: Xây dựng khung báo cáo cho mọi cấp bậc
- Bước 11: Hỗ trợ sử dụng KPI
- Bước 12: Hoàn thiện và duy trì các KPI
Nội dung trên nằm trong Module 1: Xây dựng hệ thống KPI cho doanh nghiệp – khóa học Quản trị Nhân sự theo KPI của Hệ thống giáo dục trực tuyến SMARTRAIN.VN do Tiến sĩ Lê Cẩm Hà giảng dạy.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết khóa học tại link:
=>KHÓA HỌC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ THEO KPI<=
VIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH AFC VIỆT NAM
Địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 1, Tòa nhà N06B1, Phố Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội
- Đà Nẵng: Tầng 4, Tòa nhà 193, Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng
- Hồ Chí Minh: Tầng 4 Tòa Nhà PHL, số 109 Đường Cộng Hòa, Q. Tân Bình, Tp HCM
Hotline: 0934552189