Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng ngày càng khắc nghiệt hơn. Để kí kết được hợp đồng và triển khai được các dự án đòi hỏi doanh nghiệp phải có kỹ năng đàm phán, thương lượng. Đàm phán thương lương là yếu tố quan trọng quyết định sự hợp tác thành công của doanh nghiệp.

Taichinhnganhang.edu.vn xin giới thiệu những nguyên tắc vàng giúp cho cuộc đàm phán của doanh nghiệp bạn thành công.
- Công tác chuẩn bị trước khi đàm phán
Công ty bạn có sản phẩm muốn hợp tác đầu tư với đối tác, công ty bạn đàm phán để kí kết thị trường phân phối sản phẩm,…
Để thực hiện đàm phán, bạn cần chuẩn bị những thông tin cụ thể và đầy đủ xung quanh sản phẩm của bạn. Bạn cần cho đối tác thấy được những ưu điểm của sản phẩm công ty mình vượt trội hơn so với sản phẩm công ty khác. Tại sao phải chọn bạn mà không chọn công ty khác?
Bạn cần tìm hiểu đối tác của mình, mong muốn của đối tác như thế nào, lợi nhuận mà đối tác nhận được là bao nhiêu,… Số lương thành viên tham gia phỏng vấn, phong cách đàm phán như thế nào.
Thông tin về đối thủ cạnh tranh với bạn, nêu ra được điểm mạnh hơn so với đối thủ..
- Lựa chọn nhân lực máu chốt tham gia đàm phán
Người xưa có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
Bạn cần tìm hiểu đối tác tham gia cuộc phỏng vấn là ai, số lượng bao nhiêu? Từ đó lựa chọn nhân viên công ty mình tham gia đàm phán.

Nhân lực đàm phán dựa vào nhân lực phía đối tác, ưu thế nhân lực bên phía doanh nghiệp của bạn. Lựa chọn đàm phán theo phương thức mềm dẻo hoặc phương thức cứng rắn. Và mỗi người sẽ có phong cách đàm phán khác nhau.
Nhân lực quyết đinh 80% cuộc đàm phám thành công. Nhân lực phù hợp thì đàm phán thành công và ngược lại.
- Bám sát những mục tiêu đàm phán đề ra
Trong quá trình đàm phán, đừng để doanh nghiệp ở phía bị động, hãy để doanh nghiệp ở phía chủ động. Đàm phán theo những chỉ tiêu, mục đích đề ra, không để cuộc đàm phán xui theo những mong muốn đòi hỏi của đối tác.
Đàm phán thành công phải đạt được mục tiêu đã định trước. Phải luôn nhớ điều đó để quá trình đàm phám với khách hàng không bị lạc đề, tránh xa quá với nội dung chính.
- Sẵn sàng thỏa hiệp khi cần thiết
Quá trình đàm phán cũng như quá trình kinh doanh luôn phát sinh những tình huống bất ngờ và khiến bạn vào thế bị động. Nhưng nếu mục tiêu cuối cùng vẫn đạt được, hãy xem xét thỏa hiệp. Đàm phán thành công không phải là sự thắng lợi hoàn toàn mà là doanh nghiệp bạn có cho mình đối tác tốt trong lâu dài.
- Đảm bảo lợi ích hai bên
Một người đàm phán giỏi là đặt lợi ích của các bên lên hàng đầu chứ không phải chỉ tập trung vào lợi ích của bên mình. Đàm phán thành công hiệu quả nhất là có được một đối tác lâu dài, và sẵn sàng hơp tác với mỗi dự án nào của doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn đạt được mục tiêu thì đối tác của bạn cũng phải có được lợi ích nhất định.
Bạn hãy tham khảo khóa học trực tuyến: “Kỹ năng đàm phán và thương lượng” tại Hệ thống đào tạo trực tuyến Smartrain.vn

Khóa học “Kỹ năng đàm phán và thương lượng” sẽ giúp cho bạn giải quyết được bài toán đó trên. Nội dung trong khóa học là những tình huống thực tế đã được trải nghiệm bởi chính các chuyên gia sẽ truyền tải đến giúp chính bạn:
Hiểu bản chất của đàm phán và các hình thức đàm phán thương lượng
Quy trình và các phong cách đàm phán
Chiến thuật sắc bén trong đàm phán
Những rào cản gây ảnh hưởng tới đàm phán và phương thức tháo gỡ
Những chiến lược, chiến thuật và kỹ năng trong khóa học này sẽ giúp bạn vượt qua mọi cuộc đàm phán thương lượng một cách thành công.
Link đăng kí: https://smartrain.vn/dam-phan-thuong-luong-40.html